Thứ Ba, 30 tháng 10, 2012

Xem phim Thoi Xa Vang

Phim Thoi Xa Vang



Thoi Xa Vang

Đạo diễn:Hồ Quang Minh
Diễn viên: Phương Dung, Nguyễn Thị Huyền, Ngô Thế Quân
Production:: Hãng phim Giải phóng
Phm của: Phim Tình Cảm, Phim Tâm Lý
Country: Phim Việt Nam
Time:: 109 phút
Publish date: 2004

Infomation:
Bộ Phim Thoi Xa Vang (biên kịch từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Lê Lựu)! sẽ bấm máy những cảnh quay đầu tiên vào tháng 7 tới.Phim kể về Thời Xa Vắng Đạo diễn Hồ Quang Minh - Việt kiều Pháp định cư ở Việt Nam từ năm 1982 - dự định trong phim sẽ có thêm nhiều chi tiết và ý tưởng mới.Bộ phim Thời Xa Vắng Một trong những điều mới mẻ ấy tập trung vào nhân vật Sài. Anh chia sẻ với khán giả về cuộc sống cũng như bộ phim sắp tới của mình.

Bộ phim Thoi Xa Vang nói về Sài, con một ông Đồ cuối mùa, luôn tâm niệm Giấy rách phải giữ lấy lề. Mới hơn 10 tuổi, Sài đã được bố mẹ cưới cho cô vợ tên là Tuyết - cô gái có phần xấu xí thô kệch và lớn hơn Sài ba tuổi. Sài đã không đủ can đảm vượt qua dư luận! để đến với Hương  -tình yêu đích thực c�! ��a đ� �i mình.
 
Vì thể diện gia đình, nghe lời cấp trên, vì tương lai tươi sáng Sài đã cố yêu vợ. Nhưng rồi anh cũng không được kết nạp vào Đảng do nhà Tuyết có nợ máu với cách mạng. Sài xung phong đi B và ly dị với Tuyết.
 
Với một kịch bản hay, đầy sức sống, cách thể hiện chân thực, dung dị nhưng đi thằng vào tâm hồn người xem, bộ phim là minh chứng cho số phận của những con người muốn vươn lên, phá bỏ số phận ở những vùng nông thôn Việt Nam, đầy sự hoài niệm về một thời xa vắng đã qua.

Hoa hậu Việt Nam Nguyễn Thị Huyền sẽ có buổi giao lưu với khán giả trong buổi chiếu phim Thoi Xa Vang mà cô từng đảm nhận vai chính vào chiếu thứ 7, ngày 6/11/2010 tại trung tâm hỗ trợ tài năng điện ảnh trẻ TPD.

Phim kể về số phận Giang Minh! Sài từ thời niên thiếu đến khi trưởng thành. Nước Việt Nam cuối thời Pháp thuộc. Cậu bé Sài, 12 tuổi, được bố mẹ cưới cho một cô vợ tên là Tuyết, 18 tuổi, nhưng cậu thậm chí không muốn nhìn mặt cô gái mà lẽ ra cậu phải chia sẻ cuộc sống vợ chồng. 

Năm tháng trôi qua, những lời van nài của bố mẹ, ý kiến của gia đình và xã hội vẫn không lay chuyển được cậu. Khi Sài 18 tuổi, cậu đem lòng yêu một cô gái khác tên là Hương. Mối quan hệ đó và những rắc rối trong cuộc sống vợ chồng sẽ cản trở sự thăng tiến của Sài, đến mức cậu không được vào Đảng, đúng thời gian đó, đất nước bắt đầu đối m! ặt với sự xâm lăng của Mỹ.

Nguyễn Thị Huyền đóng vai Hương trong Phim Thoi Xa Vang khi mới 18 tuổi, khi chưa đăng quang Hoa hậu Việt Nam năm 2004. Phim cũng giành Cánh diều bạc năm 2005 của Hội Điện ảnh Việt Nam. Sau này, Nguyễn Thị Huyền tiếp tục thử sức ở lĩnh vực truyền hình với vai diễn cô gái khuyết tật trong bộ phim Lâu đài tình ái. Tuy nhiên, vai Hương của Nguyễn Thị Huyền trong phim vẫn để lại nhiều ấn tượng hơn cả.

Phim được sản xuất năm 2005 và đoạt giải Cánh diều bạc của Hội Điện ảnh Việt Nam. Trong phim,&n! bsp;Hoa hậu Việt Nam 2004 vào vai Hương khi cô chỉ mới 18 tuổi, vừa tốt nghiệp PTTH và chưa đăng quang Hoa hậu Việt Nam 2004.

Với những ai từng say mê cuốn tiểu thuyết này và từng sống với các nhân vật thì đều dễ nhận ra đạo diễn đã chú trọng xoáy sâu vào phần đời trước của Sài. Những cay đắng, đau khổ của Sài khi sống với Châu (người vợ thứ 2 không xuất hiện trên phim) không có điều kiện thể hiện trên phim; hay mối tình giữa Hương và Sài không được khắc họa đậm nét. Đặc biệt, nhiều người tiếc nuối khi cảnh Sài và Hương yêu nhau trên chiếc vó bè trong một đêm trăng được mô tả rất thành công trong tiểu thuyết nhưng l! ại không được xuất hiện trên màn ảnh. Nhân v�! �t Hươ ng cũng mờ nhạt hơn so với nguyên tác; đoạn kết nói về việc Sài ly dị Tuyết còn khiên cưỡng… Thế nhưng không vì thế mà phim của Hồ Quang Minh kém giá trị; bởi giữa văn học và điện ảnh luôn tồn tại một khoảng cách nhất định. Có những điều với ngôn ngữ văn chương thì dễ dàng thể hiện nhưng với ngôn ngữ điện ảnh lại không đủ khả năng để chuyển tải. Theo tôi nghĩ, việc nhân vật Hương được xây dựng một cách mờ nhạt cũng là chủ ý có xác định của tác giả vì nhân vật này do Nguyễn Thị Huyền đảm nhận, dù về ngoại hình thì rất hợp đối với nguyên tác nhưng khả năng diễn xuất còn hạn chế do không phải là diễn viên chuyên nghiệp. Vì thế không thể đặt gánh nặng diễn xuất, sự thành công của cả bộ phim một cách phiêu lưu vào Huyền được.
 
Phim Thoi Xa Vang của Hồ Quang Minh đã dựng lên một bức tranh về nông thôn Việt Nam với cả những mặt tốt và xấu, nhưng trên hết là sự hy sinh thầm lặng của những người dân quê cho chiến thắng chung của dân tộc; là sự cống hiến của mỗi người dân đất Việt đối với quê hương. Tình cảm ấy đã thúc giục từng đoàn người đi hộ đê, sẵn sàng ra tiền tuyến. Mỗi người được chọn đi B là vinh dự của cả họ, cả làng… Và cũng chính tinh thần ấy đã giúp chúng ta chiến thắng những kẻ thù hùng mạnh. Bức ảnh cuới - hình ảnh cuối cùng của bộ phim chính là một bước ngoặt. Lớp con cháu của Sài đã được đến với nhau bằng hôn nhân của tình yêu. Quá khứ ! với những mặt đựơc và chưa được đều nằm lại phía sau, trở thành hoài niệm của một thời xa vắng.

Ba yếu tố: hình ảnh, ánh sáng và âm nhạc cũng làm nên thành công cho bộ phim. Bức tranh trong phim có gam màu chủ đạo là nâu và vàng. Cái màu nâu của những nếp nhà cổ, vật dụng nhà nông và trang phục của những người nông dân - những cái tơi, bộ quần áo nâu cũ kỹ… Từ đầu đến cuối bộ phim, mọi hoạt động của nhân vật đều diễn ra trong một bóng tối mờ mờ nhân ảnh dù đó là trong phòng khách, phòng ngủ hay trên chiếc vó bè… Âm nhạc mang âm hưởng ca trù, hát xẩm - nét đăïc trưng của nông thôn miền Bắc lúc bấy giờ - đã góp p! hần nâng cao giá trị của phim. Có nhiều trường �! �oạn, âm nhạc đã làm rõ thêm tâm trạng của các nhân vật. Nếu như trong văn học, những đoạn độc thoại nội tâm luôn được tác giả dẫn dắt thì ở ngôn ngữ điện ảnh, điều đó phụ thuộc vào diễn xuất của diễn viên, của âm nhạc và sự cảm nhận tinh tường của khán giả. Màu sắc ảm đạm, giai điệu âm nhạc trầm, buồn và chậm như chính cuộc đời của Sài, Tuyết… kết tinh ở trình độ nghệ thuật cao.

Một điều không thể không nói đến, đó là đóng góp của những diễn viên. Do cảm nhận tác phẩm sâu sắc và yêu nhân vật nên đạo diễn Hồ Quang Minh có con mắt tinh đời trong việc chọn diễn viên. Tất cả những diễn viên chính của phim �! �ều lần đầu xuất hiện trên màn ảnh nhưng đã thể hiện sinh động nhân vật, để lại ấn tượng khó quên. Dù đất diễn không phải là nhiều, nhưng với lối diễn xuất nhẹ nhàng, hoa hậu Nguyễn Thị Huyền đã thành công trong vai một cô gái thôn quê xinh đẹp, hiền hậu với một tình yêu trong sáng. Nhưng có lẽ chính Ngô Thế Quân (Sài) và Hồ Phương Dung (Tuyết) mới là những người để lại ấn tượng sâu trong lòng khán giả. Xem Thoi Xa Vang chắc hẳn nhiều người nghĩ rằng Quân sinh ra là để đóng vai Sài. Sài có đôi mắt sâu, thẫn thờ; dáng điệu lầm lũi ngơ ngác trước cuộc đời vì phải chạy theo những cái mà mình không có, yêu những cái mà mình không thích. Khi nghĩ về người yêu, ánh mắt của Sài thoáng cháy lên niềm hy vọng nhưng lại nhanh chóng cụp xu! ống vì nhút nhát, không dám vượt qua rào cản dư ! luận. Chao ôi! Cái dư luận to tát, nhưng không rõ hình hài kia đã giết chết bao mối tình đẹp đẽ trong sáng như mối tình của Hương - Sài. Thế Quân có một giọng nói thật đặc biệt - giọng nói trầm, khàn đặc, lúc nào cũng như bị tắc nghẹn trong cổ. Giọng nói ấy có thể hơi khó nghe với người xem, nhưng nó lại phù hợp với tình cảnh bi đát trớ trêu của nhân vật và khắc họa được tính cách cam chịu của Sài. Hồ Quang Minh đã dành cho Phương Dung đất diễn khá nhiều nên so với nguyên tác thì Tuyết có một sức sống mãnh liệt hơn. Với lối diễn xuất khá tinh tế, Hồ Phương Dung đã thể hiện sự buồn đau, sự cam chịu lầm lũi, ít hiểu biết… của một cô gái quê mùa. Cảnh kết của bộ phim là phút thăng hoa của người diễn viên trẻ Hồ Phương Dung trong cảnh Sài - Tuyết và ! vợ chồng cô con gái chụp hình chung, mà như một tác giả trên Phụ Nữ Thứ Bảy.
 
Phim Thoi Xa Vang sẽ được phát sóng vào giờ phim cuối tuần đặc sắc 21h30 hôm nay (Chủ nhật,7/10) trên VTV1. Mời quý vị và các bạn đón xem.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét